STEM THIẾT KẾ NHẠC CỤ CHỦ ĐỀ: SÓNG DỪNG TRONG CÁC NHẠC CỤ

Thứ ba - 12/12/2023 20:20
Thực hiện kế hoạch năm học 2023 – 2024 của tổ Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ trường THPT Đơn Dương, sáng ngày 26/11/2023 cô Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện “STEM thiết kế nhạc cụ” vào bài Sóng dừng – chương trình Vật Lý khối 11 cho học sinh lớp 11A1
STEM

STEM

STEM THIẾT KẾ NHẠC CỤ
CHỦ ĐỀ: SÓNG DỪNG TRONG CÁC NHẠC CỤ
       Hiện nay toàn ngành giáo dục Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, trong đó phương pháp giáo dục STEM là một phương pháp mới đang  được đặc biệt chú trọng, quan tâm đưa vào chương trình giáo dục trung học. Giáo dục STEM là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào trong các bối cảnh cụ thể. Triển khai học STEM trong trường học chính là cách để giúp học sinh chủ động đón nhận xu hướng phát triển trong tương lai, rèn luyện năng lực sáng tạo và truyền cảm húng cho những nhà sáng tạo trong tương lai phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.
        Thực hiện kế hoạch năm học 2023 – 2024 của tổ Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ trường THPT Đơn Dương, sáng ngày 26/11/2023 cô Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện “STEM thiết kế nhạc cụ” vào bài Sóng dừng – chương trình Vật Lý khối 11 cho học sinh lớp 11A1. Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thanh Nga và sự chuẩn bị chu đáo của các em học sinh, tiết giáo dục STEM thiết kế nhạc cụ thực sự thú vị, mang lại ý nghĩa và thu hút được sự chú ý của các thầy cô đến dự giờ và sự tích cực tham gia các hoạt động của các em học sinh. “STEM thiết kế nhạc cụ” vào bài Sóng dừng đã giúp học sinh nhận biết được hiện tượng sóng dừng; giải thích được sự tạo thành sóng dừng; tính toán các thông số phù hợp (chiều dài, độ rộng) cho bộ phận của nhạc cụ tự chế. Giúp học sinh thiết kế được một nhạc cụ; sử dụng nhạc cụ để biểu diễn một bản nhạc đơn giản.
                                          Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh trong tiết dạy STEM

      
 
Sáng tạo vốn là một tiềm năng sẵn có của con người, nhưng khơi dậy được tiềm năng hay không lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, trong đó giáo dục chính là ngọn lửa có thể “đốt” lên tiềm năng ấy. Giáo dục STEM đã mang đến một nguồn cảm hứng mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước, đồng thời tạo động lực và môi trường cho sáng tạo cá nhân, tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực để thích nghi với cuộc sống ở thế kỷ 21, cạnh tranh trong nền kinh kế mới - thời đại công nghệ 4.0.
                                                                                                               Hà Thị Ngân
                                              
                                                                                                                                                                      

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Công ty chủ quản